Skip to content
Thứ 4, ngày 18/06/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đua thuyền bảo vệ rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Đồng Mô

Đua thuyền bảo vệ rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Đồng Mô

Cập nhật: 25/10/2010

Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á phối hợp với thôn Nghĩa Sơn tổ chức giải đua thuyền Đồng Mô lần thứ nhất ở Hồ Đồng Mô nhằm tuyên truyền, kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ loài rùa Hoàn Kiếm trên Hồ Đồng Mô ở huyện Sơn Tây, Hà Nội, sáng 23/10.

“Buổi đua thuyền bằng chân hôm nay nhằm mục đích kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo tồn loài rùa quý hiếm này.”, Điều Phối viên Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á tại Việt Nam, ông Tim McCormack, nói, “Con rùa ở Hồ Đồng Mô cùng loài với rùa Hoàn Kiếm rất quý hiếm.”Cuộc đua thuyền năm 2010 được tổ chức ở Hồ Đồng Mô mang thông điệp “Hãy bảo tồn loài rùa Hoàn Kiếm và môi trường sống tự nhiên của chúng”.

Anh Phạm Văn Thông, cán bộ nghiên cứu thực địa Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á, cho VFEJ biết, không giống như rùa Hoàn Kiếm, con rùa ở Hồ Đồng Mô mỗi lần nổi chỉ nhô đầu vài giây, lần lâu nhất là 30 giây mà hai, ba tháng mới nổi một lần.

Do nạn săn bắt quá mức dẫn đến cạn kiệt về mặt số lượng quần thể loài và mất môi trường sống trong 10 – 15 năm năm trở lại đây đã đẩy rùa Hoàn Kiếm tới bên bờ vực tuyệt chủng ở Việt Nam. Loài rùa quý hiếm này đang đứng đầu danh sách các loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Hiện chỉ còn bốn cá thể được ghi nhận còn tồn tại trên thế giới, trong đó một ở Hồ Hoàn Kiếm và một ở Hồ Đồng Mô của Việt Nam và hai cá thể ở Trung Quốc. Loài rùa này được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam nhưng thói quen săn bắt đã đẩy loài rùa này đến bên bờ tuyệt chủng.

Anh Phạm Văn Thông cho biết đợt lũ lịch sử tháng 11/2008, cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Đồng Mô, nặng 68kg, đã theo dòng nước lũ thoát ra ngoài khu vực Hồ.

Đến ngày 26/11/2008, những người đánh cá thuộc thôn Cời, phường Trung Sơn Trầm, thành phố Sơn Tây đã bắt được cá thể này. Ngay sau đó, các cơ quan địa phương phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam và Chương trình Rùa Châu Á giải cứu cá thể này và thả lại về Hồ Đồng Mô.

Sau sự cố vỡ đập năm 2008, Hà Nội đã cho xây lại đập lớn gấp bốn lần so với đập cũ để điều tiết nước trong hồ đồng thời bảo vệ con rùa này.

“Tuy nhiên, rùa có nguy cơ thoát ra ngoài trong trường hợp phải mở cửa xả lũ vì bốn cửa đập mới này, mỗi cửa rộng tới 10m”, anh Phạm Văn Thông lo ngại.

Hiện Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á nhốt con rùa trong tấm lưới cao 07m và dài 60m mà chưa có biện pháp cụ thể nào để chắn con rùa ở Hồ Đồng Mô nếu phải xả lũ, anh Thông cho biết thêm.

Trong chiến dịch bảo tồn rùa ở Việt Nam, Chương trình Rùa Châu Á đã đưa những hoạt động vào trường học ở xunh quanh Hồ Đồng Mô nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo tồn rùa ở đây.

Ngoài ra, Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á thuộc vườn thú Cleveland Metroparks đang cùng với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam đưa ra những nghiên cứu để cố gắng thêm vào danh sách cùng loài với rùa Hoàn Kiếm trong tự nhiên mà cụ thể là những hoạt động quần chúng xung khu vực Đồng Mô như đưa vào trường học, những cuộc họp.

Cùng với việc bảo tồn rùa Hoàn Kiếm ở Việt Nam, hiện tại các nỗ lực bảo tồn rùa cũng đang được tiến hành tại vườn thú Suzhou (Trung Quốc) trong điều kiện nuôi nhốt. Tại đây, các nhà khoa học tiến hành ghép đôi thành công đối với hai cá thể còn lại của rùa Hoàn Kiếm tại Trung Quốc.

Hồ Đồng Mô, rộng 1400ha, được ghi nhận là môi trường sống hoang dã của loài rùa Hoàn Kiếm hay còn gọi là giải thượng hải, giải swinhoei và một số tên gọi địa phương như con giải, con chạnh. Loài rùa cực kỳ quý hiếm này - được mô tả đầu tiên bởi Gray vào năm 1873 - đã đi vào văn hóa và truyền thuyết của Việt Nam gần 600 trăm năm. Sách đỏ Thế giới năm 2008 và Sách đỏ Việt Nam liệt kê loài này vào danh mục các loài rất nguy cấp.

Vùng phân bố lịch sử của chúng bao gồm miên Nam Trung Quốc, dọc theo sông Dương Tử và miền Bắc Việt Nam, dọc theo sông Hồng và sông Mã. Ngoài ra vùng phân bố của loài còn bao gồm các nhánh sông và các vùng hồ thông với những con sông kể trên. Kích thước của loài rùa này lớn nhất khoảng 150kg và dài hơn 1m. Về tuổi thọ của chúng hiện vẫn chưa xác định được.

Diễn đàn các Nhà báo Môi trường Việt Nam
Từ khóa:

Tin liên quan

MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ

Ngày 21/3/2025, Thủ tướng Chính phủ chính thức phát động phong trào hỗ trợ vay vốn mua nhà cho người trẻ, tạo cơ hội sở hữu nhà, ổn định cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng thương

Nâng niu những mảnh ghép văn hóa Cơ Tu

Tiếng kèn lá thánh thót tựa tiếng chim hót đưa du khách lạc vào không gian núi rừng hoang sơ. Trong bộ thổ cẩm truyền thống, già Bríu Pố (trú tại xã Lăng, huyện Tây Giang) bước ra, dẫn những người có mặt ở phố tây An Thượng (quận Ngũ

Đến với đất và người Thái Nguyên

Kon Tum khai thác tài nguyên độc đáo để phát triển du lịch

Du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu

Xem tiếp

Tin nổi bật

MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025: Biểu tượng của sự đổi mới và phát triển dựa trên di sản

Net Zero: Góc nhìn từ chiến dịch “Giờ Trái đất”

Lan tỏa thông điệp sống xanh từ Giờ Trái đất

Khai mạc Ngày hội môi trường “Đà Nẵng xanh – Biển trong lành”

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Lợi ích của việc trồng và bảo vệ cây xanh - Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Đa dạng sinh học ở Việt Nam - Bài 1: Thực trạng và thách thức trong bảo tồn
Phương án quy hoạch và quản lý, sử dụng thắng cảnh Bàu Trắng - Bình Thuận
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC