Skip to content
Thứ 7, ngày 14/06/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Làng du lịch cộng đồng – hướng đi mới ở Quảng Nam

Làng du lịch cộng đồng – hướng đi mới ở Quảng Nam

Cập nhật: 11/07/2013

Dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam” do Chính phủ Luxembourg tài trợ và các đối tác gồm Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cùng các Sở, Hội đoàn thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Lao động-Thương binh và Xã hội, Công thương, Hiệp hội du lịch và các địa phương thực hiện từ tháng 6/2011.

Dự án đã thành công bước đầu trong việc giới thiệu và xây dựng một phương pháp tiếp cận mới nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, khai thác tiềm năng du lịch, hướng đến giảm nghèo bền vững thông qua việc tạo việc làm tại chỗ cho người dân trong vùng dự án.

Một trong ba hợp phần quan trọng nhất của dự án này là phát triển chuỗi giá trị nhằm quảng bá các điểm du lịch sâu trong đất liền, du lịch sinh thái, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể trên cơ sở dựa vào tiềm năng của cộng đồng để làm du lịch nhằm hướng tới mục tiêu tạo việc làm ổn định và giảm nghèo bền vững.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Điều phối viên quốc gia dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam” (SIT/ILO) cho biết dự án nhằm giảm nghèo thông qua các hoạt động tạo việc làm bền vững cho các đối tượng trong cộng đồng, nhất là phụ nữ và thanh niên.

Với phương pháp tiếp cận có sự tham gia toàn diện của cộng đồng, dự án đã và đang tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển và thực hiện một chương trình thống nhất vì mục đích giảm nghèo, có tính đến những vấn đề bình đẳng giới trong sự phát triển của doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành. Do vậy, sự phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, phát triển và quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể, hướng cộng đồng vào sự phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu của dự án.

Sau hai năm thực hiện, Dự án trên đã để lại dấu ấn tích cực trong cộng đồng các dân tộc ở vùng sâu tỉnh Quảng Nam. Tiêu biểu là mô hình phát triển du lịch ở hai làng Bhơ Hồông, thuộc xã Sông Kôn và làng Đhrôồng, thuộc xã Ta Lu, huyện Đông Giang, nơi sinh sống của đồng dân tộc Cơ Tu.

Làng Bhơ Hồông và Đhrôồng nằm giữa khung cảnh hoang sơ và hùng vĩ của đại ngàn, cách trung tâm du lịch phố cổ Hội An khoảng 80km, nằm trên tuyến đường chính nối thành phố Đà Nẵng với các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam và nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Ở làng Bhơ Hồông và Đhrôồng, các sản phẩm dệt thổ cẩm nổi tiếng gắn với nụ cười thân thiện, mến khách của đồng bào, với tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa đã được các đối tác của Dự án và các công ty lữ hành du lịch phát hiện và đánh giá cao.

Để thực hiện dự án, tất cả các yếu tố cần thiết về làng du lịch dựa vào cộng đồng như các ban quản lý, các tổ dịch vụ, các đối tác bên ngoài, các loại hình nghệ thuật về bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc đều đã được khôi phục và xác lập tại hai làng Bhơ Hồông và Đhrôồng. Người dân ở đây là người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, được lựa chọn để tham gia vào từng phần việc cụ thể và được tập huấn kỹ năng để tham gia mô hình du lịch dựa vào cộng đồng.

Các kỹ năng phục vụ như giao tiếp với du khách, các khóa đào tạo dịch vụ ẩm thực cho du khách nghỉ ngơi ở làng, các khóa đào tạo về hướng dẫn viên du lịch tại địa phương đã được tổ chức. Những câu chuyện dân gian, các loại hình âm nhạc, nghệ thuật truyền thống... đã được khơi dậy và được tổ chức một cách hợp lý để cung cấp cho đồng bào nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất.

Hiện, ngành chức năng tỉnh Quảng Nam còn xúc tiến chương trình xây dựng thương hiệu cho tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Hy vọng cung đường huyền thoại này cộng với những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Cơ Tu sẽ góp phần làm phong phú thêm các gói sản phẩm cho làng du lịch Bhơ Hồông và Đhrôồng.

Ông Đinh Hài, Gíam đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Phó Trưởng ban chỉ đạo Dự án nhận xét du lịch cộng đồng với việc tạo ra các gói sản phẩm như cung cấp dịch vụ lưu trú tại nhà đồng bào, cung cấp dịch vụ đa dạng với các sản phẩm truyền thống, hướng dẫn tham quan, du lịch và các họat động vui chơi giải trí cũng như đáp ứng nhu cầu thưởng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể... cho du khách là những thế mạnh đang bắt đầu được phát huy tại làng du lịch Bhơ Hồông và Đhrôồng.

Tuy nhiên, tất cả các hoạt động trên mới chỉ dừng lại trong phạm vi tổ chức làng. Mô hình sẽ gặp không ít khó khăn trong việc nhân rộng ra các vùng khác.

Để du lịch cộng đồng Quảng Nam trở thành một hướng phát triển mới nhằm kết nối các giá trị văn hóa để tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch có giá trị cao, không chỉ có sự đóng góp của cộng đồng mà đòi hỏi phải có sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cấp chính quyền, nhất là của những người làm du lịch.

Làng du lịch dựa vào cộng đồng Bhơ Hồông và Đhrôồng đang rất cần sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong việc kết nối với thị trường rộng lớn bên ngoài./.

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ

Ngày 21/3/2025, Thủ tướng Chính phủ chính thức phát động phong trào hỗ trợ vay vốn mua nhà cho người trẻ, tạo cơ hội sở hữu nhà, ổn định cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng thương

Nâng niu những mảnh ghép văn hóa Cơ Tu

Tiếng kèn lá thánh thót tựa tiếng chim hót đưa du khách lạc vào không gian núi rừng hoang sơ. Trong bộ thổ cẩm truyền thống, già Bríu Pố (trú tại xã Lăng, huyện Tây Giang) bước ra, dẫn những người có mặt ở phố tây An Thượng (quận Ngũ

Đến với đất và người Thái Nguyên

Kon Tum khai thác tài nguyên độc đáo để phát triển du lịch

Du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu

Xem tiếp

Tin nổi bật

MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025: Biểu tượng của sự đổi mới và phát triển dựa trên di sản

Net Zero: Góc nhìn từ chiến dịch “Giờ Trái đất”

Lan tỏa thông điệp sống xanh từ Giờ Trái đất

Khai mạc Ngày hội môi trường “Đà Nẵng xanh – Biển trong lành”

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Lợi ích của việc trồng và bảo vệ cây xanh - Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Vùng Đông Nam Bộ: Phát triển du lịch sinh thái từ khu dự trữ sinh quyển 
Khám phá thiên nhiên hoang dã vùng Đông Nam bộ
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC