Skip to content
Thứ 3, ngày 24/06/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Ngăn chặn ngay nạn phá rừng lấy hoa phong lan

Ngăn chặn ngay nạn phá rừng lấy hoa phong lan

Cập nhật: 28/12/2010

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, xuất hiện tình trạng người dân vào rừng chặt cành, đốn cây để lấy cây phong lan đem bán đã khiến nhiều cánh rừng bị xâm hại nghiêm trọng

Những người đi bán phong lan sống ở các xã Phương Tiến, Phương Thiện thuộc huyện Vị Xuyên; phường Ngọc Đường, thành phố Hà Giang.Giá mỗi giò phong lan trung bình từ 70.000-80.000 đồng trở lên như hoa lan Ngọc Điểm có giá từ 100.000-110.000 đồng/giò; lan Hồ Điệp với giá từ 160.000-170.000 đồng/giò... Giá cả tùy theo từng loại phong lan đẹp hay xấu; thường là những giò lan đẹp, người dân đi lấy lan phải đi bộ 3-4 ngày, vào trong tận rừng sâu núi thẳm với rất nhiều hiểm nguy rình rập. Người dân bán hoa phong lan chủ yếu tìm đến những nơi có đông người qua lại ở các khu vực chợ, nằm ở trung tâm thành phố, hoặc đến các hộ gia đình có thu nhập khá giả ở các phố như Lý Thường Kiệt; Lý Tử Trọng; Nguyễn Thị Minh Khai, để gạ các gia đình đó mua phong lan, nhằm đáp ứng nhu cầu chơi phong lan cảnh của người dân sống trên địa bàn thành phố trong những ngày Tết Dương lịch và Tết cổ truyền Tân Mão sắp đến.Theo những người dân chơi phong lan trên địa bàn thành phố Hà Giang, để có được giò phong lan tươi đem bán, người đi lấy phong lan ở các xã Phương Tiến, Phương Thiện phải đi vào rừng sâu để thu luợm từng giỏ phong lan, kể cả những khu rừng cấm như rừng già; rừng đặc dụng, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, hủy diệt đa dạng sinh học của rừng.Để khai thác được cây phong lan trên rừng, người dân phải vào rừng sâu, trèo lên những cây cao để bóc gỡ lấy cây hoặc chặt cành, đốn cây để lấy phong lan. Chính vì thế, mà các cánh rừng đã, đang bị xâm hại nghiêm trọng, rừng thiên nhiên bị con người tàn phá ngày càng chơ trọi, các giống cây quý hiềm ngày càng mất dần đi…Để ngăn chặn tình trạng người dân vào rừng khai thác phong lan, các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời đồng thời tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiếu được về tác hại của việc phá rừng lấy lan.Bên cạnh đó, các cấp cơ sở cần tạo việc làm có thu nhập ổn định để chấm dứt hiện tượng khai thác cây phong lan bừa bãi như hiện nay.

TTXVN/Vietnam+
Từ khóa:

Tin liên quan

MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ

Ngày 21/3/2025, Thủ tướng Chính phủ chính thức phát động phong trào hỗ trợ vay vốn mua nhà cho người trẻ, tạo cơ hội sở hữu nhà, ổn định cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng thương

Nâng niu những mảnh ghép văn hóa Cơ Tu

Tiếng kèn lá thánh thót tựa tiếng chim hót đưa du khách lạc vào không gian núi rừng hoang sơ. Trong bộ thổ cẩm truyền thống, già Bríu Pố (trú tại xã Lăng, huyện Tây Giang) bước ra, dẫn những người có mặt ở phố tây An Thượng (quận Ngũ

Đến với đất và người Thái Nguyên

Kon Tum khai thác tài nguyên độc đáo để phát triển du lịch

Du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu

Xem tiếp

Tin nổi bật

MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025: Biểu tượng của sự đổi mới và phát triển dựa trên di sản

Net Zero: Góc nhìn từ chiến dịch “Giờ Trái đất”

Lan tỏa thông điệp sống xanh từ Giờ Trái đất

Khai mạc Ngày hội môi trường “Đà Nẵng xanh – Biển trong lành”

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Lợi ích của việc trồng và bảo vệ cây xanh - Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Phương án quy hoạch và quản lý, sử dụng thắng cảnh Bàu Trắng - Bình Thuận
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bảo vệ đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC