Skip to content
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa xứ Thanh

Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa xứ Thanh

Cập nhật: 17/11/2011

Thanh Hóa là vùng đất lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ từ thời tiền sử văn minh Núi Ðọ, văn hóa Ðông Sơn, văn hóa Ða Bút... và các di tích văn hóa, lịch sử gắn với tên tuổi các anh hùng dân tộc: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi...

Đây cũng là vùng đất có nhiều địa danh nổi tiếng như Ngàn Nưa, nơi Bà Triệu luyện quân, cưỡi đầu voi ra trận, có di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, khu di tích Lam Kinh, những căn cứ địa khởi nghĩa Ba Ðình thời chống thực dân Pháp và cầu Hàm Rồng rực lửa chiến công chống Mỹ, cứu nước...

Nhiều di sản đã được lập hồ sơ công nhận và giữ gìn, bảo vệ, song cũng còn nhiều di tích, di vật vẫn đang nằm trong lòng đất, trong nhân dân chưa được sưu tầm, khảo cổ, quản lý bảo vệ và phát huy tác dụng. Chính vì vậy, việc Chi hội Di sản Lam Kinh nay là Liên chi Hội Di sản văn hóa Việt Nam Lam Kinh - Thanh Hóa (Liên chi hội) được thành lập phần nào đáp ứng được những yêu cầu thực tế của công tác bảo tồn, nghiên cứu, phục hồi và quảng bá các giá trị di sản.

Tập hợp trong một tổ chức xã hội hóa mang tính chuyên môn, các hội viên đã nỗ lực và nhiệt tình tham gia vào các công việc sưu tầm, nghiên cứu phục hồi di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Ðến nay, Liên chi hội đã có sáu chi hội trực thuộc: Chi hội phục hồi bảo tồn nghề truyền thống Ðông Sơn, Chi hội bảo tồn, phục hồi dân ca Ðông Anh, Chi hội bảo tồn, phục hồi, ca trù Hà Trung, Chi hội sưu tầm và nghiên cứu di sản vật thể, Chi hội di sản văn hóa Linh Sơn Thượng, Chi hội Văn phòng. Liên chi hội đã có 314 hội viên, kể cả những hội viên đang sinh sống và làm việc ở các thành phố Huế, Hải Phòng và ba trung tâm bảo tồn, đúc đồng, phục chế cổ vật.

Liên chi hội đã tham gia nhiều hoạt động như đúc trống đồng và kiếm đồng dâng lên đền Bà Triệu, Ðồng Cổ... Vào dịp lễ hội kỷ niệm Ngày giải phóng Ðông Quan (Hà Nội) và 580 năm Ngày Anh hùng dân tộc Lê Lợi lên ngôi vua, Liên chi hội đã đúc một biểu tượng bằng đồng "Vọng mãi trường sinh" kính tặng TP Hà Nội và đúc trống đồng cùng một thanh đoản kiếm tặng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp 60 năm ông được phong quân hàm Ðại tướng. Năm 2010, Liên chi hội đã đúc 100 trống đồng và xây dựng chương trình tham gia hưởng ứng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với nhiều hình thức sinh động mang màu sắc văn hóa xứ Thanh.

Năm 2011, Liên chi hội phát động toàn thể hội viên quyên góp "giọt đồng" để đúc chín chiếc trống đồng dâng tặng năm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Tất cả các trống đồng đều được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống, mô phỏng theo kiểu dáng và họa tiết hoa văn trống đồng Ngọc Lũ. Trên thân trống khắc họa hình ảnh Bác Hồ và toàn văn bản Di chúc, Tuyên ngôn độc lập của Người. Kích thước trống đồng nhỏ nhất là 68 cm x 54 cm, chiếc lớn nhất là 100 cm x 79 cm với sự tham gia của nhiều nghệ nhân đúc đồng cùng các họa sĩ tài năng.

Bằng lòng nhiệt huyết của các hội viên và thông qua các hội thi, lễ hội, phòng trưng bày hiện vật, thời gian qua, hoạt động của Liên chi hội đã được công chúng gần xa ghi nhận. Chủ tịch Liên chi Hội Di sản văn hóa Việt Nam Lam Kinh - Thanh Hóa kiêm Chủ tịch Hội cổ vật Thanh Hoa Hồ Quang Sơn cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hội, vừa củng cố về tổ chức và tăng cường công tác hội viên để thực hiện tốt những quy định mà Trung ương Hội Di sản Việt Nam và Liên chi hội đề ra. Mặt khác, phối hợp với các cơ quan chức năng, tiến hành nghiên cứu và phổ biến giá trị văn hóa, ẩm thực, văn hóa phi vật thể thông qua các làn điệu dân ca truyền thống ở quê hương. Tiếp tục nghiên cứu, thể nghiệm, từng bước ứng dụng khôi phục một số sản phẩm bằng gốm, đá của làng nghề truyền thống từ chất liệu đất nung và đá núi Nhồi.

Bên cạnh đó, chi hội cộng tác tích cực với các bảo tàng cổ vật trong nước và các nhà tài trợ hảo tâm sẽ tham dự các chương trình lễ hội lớn của dân tộc. Ðặc biệt, trong năm 2011, với sự kiện Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di Sản văn hóa thế giới, Liên chi hội sẽ phối hợp Sở VHTTDL Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 với chủ đề "Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa nhân loại" và tổ chức hội thi đúc súng thần công bằng phương pháp thủ công truyền thống...

Báo Du lịch
Từ khóa:

Tin liên quan

MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ

Ngày 21/3/2025, Thủ tướng Chính phủ chính thức phát động phong trào hỗ trợ vay vốn mua nhà cho người trẻ, tạo cơ hội sở hữu nhà, ổn định cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng thương

Nâng niu những mảnh ghép văn hóa Cơ Tu

Tiếng kèn lá thánh thót tựa tiếng chim hót đưa du khách lạc vào không gian núi rừng hoang sơ. Trong bộ thổ cẩm truyền thống, già Bríu Pố (trú tại xã Lăng, huyện Tây Giang) bước ra, dẫn những người có mặt ở phố tây An Thượng (quận Ngũ

Đến với đất và người Thái Nguyên

Kon Tum khai thác tài nguyên độc đáo để phát triển du lịch

Du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu

Xem tiếp

Tin nổi bật

MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025: Biểu tượng của sự đổi mới và phát triển dựa trên di sản

Net Zero: Góc nhìn từ chiến dịch “Giờ Trái đất”

Lan tỏa thông điệp sống xanh từ Giờ Trái đất

Khai mạc Ngày hội môi trường “Đà Nẵng xanh – Biển trong lành”

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Lợi ích của việc trồng và bảo vệ cây xanh - Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Phương án quy hoạch và quản lý, sử dụng thắng cảnh Bàu Trắng - Bình Thuận
Bảo vệ đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC