Quảng Nam: Hút khách từ sản phẩm du lịch mới

Nhiều doanh nghiệp lữ hành Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch mới dựa vào nền tảng tài nguyên văn hóa bản địa và nhu cầu của khách. Điều này góp phần mang đến sự hấp dẫn, giúp đa dạng điểm đến, thu hút khách tham quan.

Thừa Thiên Huế: Tìm lối đi riêng cho du lịch phố cổ

Các khu phố cổ là một trong những bộ phận quan trọng, cấu thành đô thị Huế từ xưa đến nay. Những khu phố cổ ấy đã để lại rất nhiều di sản phong phú. Ngày nay, dấu ấn văn hóa xã hội phố thị vẫn còn rất sống động ở Gia Hội, Bao Vinh và được các chuyên gia nhìn nhận có rất nhiều tiềm năng du lịch để “hút” du khách tìm đến.

Thăng trầm hát xẩm

Hát xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo của những người hát rong, hát dạo ngoài đường phố, bến xe, ga tàu… Trong một thời gian khá dài, do nhiều nguyên nhân và những quan niệm chưa đúng về hát xẩm khiến loại hình diễn xướng này vắng bóng và có nguy cơ thất truyền. Vài năm trở lại đây, một số nghệ nhân đam mê cổ nhạc đã tìm lại “đặc sản” hát xẩm đường phố để đưa vào những khán phòng sang trọng, phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc cổ truyền của khán giả và khách du lịch khi đến tham quan phố cổ Hà Nội.

Hà Nội bảo tồn, nâng chất lượng không gian, kiến trúc cảnh quan Phố cổ

Phố cổ Hà Nội được biết đến là di sản đô thị với 36 phố phường buôn bán sầm uất, gắn liền với các nghề truyền thống; nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Câu chuyện bảo tồn, tôn tạo và phát huy phố cổ Hà Nội được nhắc đến nhiều năm qua, vừa để gìn giữ di sản quý, vừa khai thác phát triển du lịch và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân.

Hội An “hút” khách bằng đèn lồng, phố cổ

Du lịch là ngành chịu nhiều tác động do dịch Covid-19. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn, từng bước khôi phục phát triển sau dịch bệnh đang là mục tiêu được toàn ngành du lịch nước ta nỗ lực nghiên cứu thực hiện. Nước ta có rất nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn, trong đó có phố cổ Hội An (Quảng Nam).